Ba ba trơn (danh pháp khoa học: Pelodiscus sinensis), danh pháp cũ là Trionyx sinensis, đã được Arend Friedrich August Wiegmann mô tả vào năm 1835.
Loài ba ba này sinh sống ở Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Bắc Việt Nam và Nhật Bản. Khó xác định được phạm vi phân bố bản địa do loài này từ lâu đã được dùng làm thực phẩm và sau đó được lan tỏa rộng nhờ những người dân di cư. Loài này đã được du nhập vào Malaysia, Singapore, Thái Lan, Timor, quần đảo Batan, Guam, vài đảo thuộc Hawaii và California.
Giá cả xem tại đây
Thịt ba ba có giá trị dinh dưỡng khá cao, trong mỗi 100g có 80g nước, 16,5g protid, 1,0g lipid, 1,6g carbohydrate, 107 mg Ca, 135g Iod, 1,4 mg Fe, 0,62 mg vitamin B1, 0,37 mg vitamin B2, 3,7 mg nicotinic acid, 13 đơn vị quốc tế vitamin A...Ngoài ra, còn có chứa các chất khác như keo động vật, keratin (chất sừng), vitamin D...Mai ba ba có chứa keratin, chất đạm, vitamin D và iod.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng âm lương huyết, bổ hư nhuyễn kiên và kháng ung, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người tạng nhiệt, hay nóng trong, mồ hôi ra nhiều..., làm thuốc chữa các chứng bệnh như cốt chưng lao nhiệt (nóng chưng bốc ở tầng sâu bên trong, ra mồ hôi trộm, thường có ở bệnh lao phổi), cửu lỵ (lỵ mạn tính), cửu ngược (sốt rét dai dẳng), băng lậu (băng huyết, băng kinh, rong huyết, rong kinh), đới hạ ((khí hư), loa lịch (lao hạch)... Thịt ba ba là thực phẩm rất thích hợp cho những người bị bệnh lao phổi, lao ngoài phổi, viêm gan mạn tính, xơ gan, đái đường, viêm thận, các bệnh lý ác tính sau khi dùng hoá trị liệu, nam giới thận yếu thuộc thể Can thận âm hư biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, hay hoa mắt chóng mặt, có cảm giác nóng sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, gò má đỏ, vã mồ hôi trộm, di mộng tinh, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, miệng khát họng khô, lưỡi đỏ...Thịt ba ba được dùng dưới dạng nấu cháo, om với chuối xanh và đậu phụ hoặc hầm nhừ.
© Bản quyền thuộc về Thủy sản Bảo Ngân | Cung cấp bởi Bizweb